Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới được ưa chuộng, mang lại giá trị kinh tế cao. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc “Sầu Riêng Bao Lâu Có Trái”, cùng tìm hiểu đặc điểm sinh học và một số sâu bệnh thường gặp trên cây sầu riêng.
Đặc điểm thực vật của cây sầu riêng
Trong tự nhiên, sầu riêng có thể cao tới 27-40m, đường kính thân lên đến 1,2m. Sầu riêng trồng trong vườn thường thấp hơn, khoảng 10-12m. Tán cây to phía dưới và nhỏ dần lên ngọn. Nhánh mọc hơi ngang, nhất là khi mang quả nặng. Ngọn non có màu đồng với các vảy nhỏ bao phủ. Lá thường xanh, mọc so le, hình bầu dục hơi nhọn ở chóp lá. Mặt trên lá xanh đậm, bóng láng; mặt dưới nâu nhạt óng ánh.
Hoa sầu riêng mọc thành chùm, treo trên cành, có mùi hương đặc trưng. Để kích thích ra hoa cần 3-4 tuần thời tiết khô. Từ khi hoa nhú đến khi nở mất khoảng 1 tháng. Hoa trưởng thành nở ra 5 đài hoa liên kết và 5 cánh hoa cùng màu với thịt quả. Hoa sầu riêng lưỡng tính, nhưng nhụy đực và nhụy cái không nở cùng lúc nên thường phải thụ phấn chéo.
Quả sầu riêng bắt đầu hình thành từ 4 tuần sau khi hoa thụ phấn. Lúc đầu là một lớp mỏng màu trắng sau đó mở rộng bao phủ toàn bộ hạt. Thịt quả thay đổi rất lớn giữa các giống. Cây càng lớn, chất lượng thịt quả càng cao.
Sầu riêng trồng bao lâu có trái?
Thời gian cây sầu riêng cho trái phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, giống cây và phương pháp canh tác.
Nếu trồng bằng hạt, thời gian cho quả kéo dài từ 9-10 năm. Tuy nhiên, chất lượng quả nhỏ và hiệu quả kinh tế không cao.
Nếu sử dụng cây giống ghép tiêu chuẩn, sầu riêng mất khoảng 5-6 năm sẽ ra hoa kết quả. Thời gian để thu hoạch quả thường kéo dài từ 15-17 tuần sau khi nở hoa. Trong khoảng 2 tuần cuối, quả sầu riêng sẽ chín và có thể thu hoạch.
Một số sâu bệnh thường gặp ở cây sầu riêng
Cây sầu riêng dễ bị côn trùng tấn công như: vòi voi, kiến vương, bọ hung,… Chúng đục khoét vào vỏ, thân cành, lá, gây ra vết thương trên thân cây, làm cây suy kiệt.
Sâu đục cành, đục quả: Đây là loài sâu hại thường gặp, là nguyên nhân phổ biến khiến cây sầu riêng chết khô, hỏng quả khi kết trái. Để phòng trừ sâu đục, cần sử dụng các loại thuốc như Sevin, Azodrin, Sumicidin,…
Bệnh nấm tạo: Thường xuất hiện khi vườn sầu riêng thiếu ánh sáng, hoặc tán lá quá dày tạo điều kiện cho nấm phát triển. Một số loại thuốc diệt nấm giúp phòng tránh bệnh này: Copper B, Copper Zin,… sử dụng theo hướng dẫn.
Một số bệnh khác trên cây sầu riêng như: cháy lá chết ngọn, chảy nhựa, nứt thân, thán thư,… làm lá rụng nhiều, thân cây có nhiều vết nứt tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh và gây bệnh làm chậm quá trình phát triển của cây.
Kết luận
Tại Việt Nam, sầu riêng đã phát triển từ lâu tại nhiều địa phương. Nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu thêm về cây sầu riêng và giúp ích cho việc chăm sóc và canh tác cây sầu riêng mang lại hiệu quả cao. Để phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sầu riêng, hiện nay phương pháp sử dụng máy bay phun thuốc không người lái rất được ưa chuộng. Liên hệ các đơn vị cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp để được tư vấn cụ thể.