Sơ Lược Về Kiến Trúc Cảnh Quan

SƠ LƯỢC VỀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN (LANDSCAPE ARCHITECTURE)

 

1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

 Phong cảnh (View): nói một cách tổng quát là những cảnh thiên nhiên bày ra trước mắt, như sông, núi, làng mạc, phố xá. Thí dụ: phong cảnh quê hương, phong cảnh làng mạc.

 

Cảnh quan (Landscape): Theo các nhà địa lý cảnh quan là bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động vật, thực vật…nó phân biệt hẳn với những khu vực chung quanh. Thí dụ: cảnh quan sa mạc, cảnh quan rừng nhiệt đới, cảnh quan khu du lịch.

 

Kiến trúc cảnh quan (Landscape Architecture): Bộ môn kết hợp khoa học và nghệ thuật để nghiên cứu giải quyết và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo trong đó có kiến trúc và những hoạt động của con người bao gồm: sống, làm việc, nghỉ ngơi, giao tiếp xã hội

 

2. CÁC YẾU TỐ CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN:

  • Các yếu tố tự nhiện: địa hình, đất đai, mặt nước, sông núi, bầu trời, cây xanh, con người và động vật
  • Các yếu tố nhận tạo: công trình kiến trúc, thiết bị đô thị, tranh tượng...

 

3. NHIỆM VỤ CỦA THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN:

  • Về mặt chức năng: làm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp xã hội...
  • Về mặt thẩm mỹ: kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo để tạo lập cảnh quan mang giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ.
  • Về mặt môi trường: thiết lập một cảnh quan theo khuynh hướng sinh thái bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

 

4. THUẬT PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Từ thời cổ đại đến nay, phong thủy đã là cơ sở để thiết kế không gian kiến trúc trong nền kiến trúc Trung hoa và có ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam. Đó là những mô hình đã được khái quát hóa thành những hình mẫu tối ưu của vị trí nhà cửa đối với cảnh quan, mang lại sự hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên, phù hợp với đặc điểm khí hậu địa phương, với tính bản nhiên của con người… Thí dụ: người xưa thường chọn vị trí xây dựng theo mô hình Tứ linh:

Thanh Long: (Rồng) bên tả có nước chảy

Bạch Hổ: (Hổ) bên trái có đường dài

Chu Tước: (Phượng) phía trước có ao hoặc hồ, đầm tụ hội sinh khí.

Huyền Vũ: (Rùa) phía sau có gò đống, núi non.

 

5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

  • Yếu tố tự nhiên
  • Yếu tố văn hóa - xã hội
  • Yếu tố kinh tế - kỹ thuật
  • Yếu tố thẩm mỹ
  • Yếu tố sinh thái
  • Yếu tố chức năng

 

Trên đây chỉ là phần sơ lược. Tài liệu còn nhiều chi tiết. VXCB sẵn sàng giải đáp thắc mắc của quý vị có nhu cầu tìm hiểu thêm về đề tài.

Bài liên quan: