NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA THIẾT KẾ CẢNH QUAN (tiếp theo)

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA THIẾT KẾ CẢNH QUAN

(Tiếp theo)

 

Những nguyên lý thiết kế

 

Màu sắc, đường nét, hình dạng, kết cấu và tỉ lệ là những công cụ được dùng kết hợp với nhau để điều chỉnh các nguyên lý thiết kế. Những nguyên lý thiết kế bao gồm: tính đồng nhất, tính thăng bằng, tính chuyển tiếp, tính hội tụ, tính cân xứng, tính nhịp nhàng, tính tái diễn và tính đơn giản.

 

Tính đồng nhất (Unity)

Tính đồng nhất đạt được bởi hiệu quả sử dụng các thành phần trong một thiết kế để đạt được ý tưởng chính bằng một kiểu mẫu nhất quán. Trong cảnh quan, tính đồng nhất được nhấn mạnh bởi sự nhất quán các đặc tính giữa các phần tử. Sử dụng những yếu tố trong phạm vi những phần tử, để đạt được chủ đề đặc biệt, sẽ tạo nên sự hài hòa. Tính đồng nhất cũng có thể đạt được bằng cách sử dụng khối cây hoặc lặp lại loại cây.

Tính đồng nhất nói lên tất cả thành phần của cảnh quan phải xứng hợp với nhau. Một cảm giác tự nhiên có được khi mỗi vùng không gian sống động tương hợp với nhau và hợp với toàn cảnh. Mỗi chất liệu được lựa chọn cho cảnh quan phải bổ sung cho hệ thống chính và trên hết phải đáp ứng được mục tiêu chức năng.

 

 

Vách đá của công viên này dùng cùng 1 loại đá

  Hoa trồng trong các bồn này không thể có chiều cao khác nhau

 

 

Tính thăng bằng (Balance)

Tính thăng bằng trong thiết kế muốn nói đến trạng thái cân bằng hoặc trạng thái bằng nhau của sự thu hút thị giác

Sự thăng bằng đối xứng đạt được khi một phần bên này của thiết kế là một hình ảnh phản chiếu của phần bên kia. Trong thiết kế đối xứng, mỗi phần đều có những đường nét, hình dạng và màu sắc như nhau.

Sự thăng bằng bất đối xứng sử dụng hình dạng, màu sắc và kết cấu khác nhau để đạt được cân bằng trong sự thu hút thị giác. Những thành phần tương phản này trong cả hai phần của trục chính tạo ra sức thu hút như nhau.

Nhà thiết kế cảnh quan phải sử dụng thành thạo những yếu tố thiết kế để tạo ra sự cân bằng bất đối xứng. Phải quyết định chọn trước trục chính sau đó triển khai bằng những yếu tố mỹ thuật và những nguyên lý thiết kế khác được bàn bạc trong tài liệu này.

 

Tính chuyển tiếp (Transition)

Tính chuyển tiếp là sự thay đổi dần dần. Sự chuyển tiếp trong màu sắc có thể được minh họa bằng chuỗi biến đổi trong vòng tròn bảng màu (sơ đồ những màu đơn sắc) đã bàn tới ở trên. Tính chuyển tiếp có thể đạt được bằng sự sắp xếp các vật thể với những kết cấu, hình dạng và kích thước khác nhau trong một thứ tự chuỗi logic. Thí dụ, sử dụng cây có kết cấu từ thô, trung bình tới mịn; hình dạng từ cột đứng, dạng cầu tới cành rũ. Một số lượng vô hạn của sự phối hợp hiện hữu, kết hợp những yếu tố kích thước, hình dạng, kết cấu khác nhau cũng tạo nên sự chuyển tiếp. Nên nhớ rằng sự chuyển tiếp không chỉ thể hiện trên mặt phẳng mà cũng thể hiện trên phối cảnh 3 chiều của các thành phần cấu tạo.

H ình 7

Có thể sử dụng tính chuyển tiếp cho những hướng nhìn mở rộng xa hơn hướng nhìn thật. Thí dụ, những đường vòng trong một không gian riêng biệt của cảnh quan có thể được sử dụng để đóng khung hoặc hướng chú ý vào một cảnh hồ. Sự chuyển tiếp cây trồng theo những đường này có thể làm khung cảnh trở nên một phần của cảnh quan

445899067

H ình 8

Sự chuyển tiếp những cây từ cao đến thấp với kết cấu thay đổi từ thô đến mịn dọc theo những đường tụ lại sẽ có tác dụng nhấn mạnh cảnh đẹp của hồ. Sự chuyển tiếp cây từ thấp đến cao và từ mịn đến thô có thể đóng khung cảnh trí và làm cho nó dường như gần hơn, giống như những bức vẽ trên tường. Nói chung tính chuyển tiếp trong thiết kế cảnh quan trợ lực cho sự chuyển động từng bước một của tầm nhìn.

 

Cây trồng trong cụm kiểng này cao từ trong và thấp dần ra ngoài

Tính cân xứng (Proportion)

Tính cân xứng thể hiện mối quan hệ lẫn nhau giữa kích thước của những phần trong thiết kế và của thiết kế với tổng thể.  Một cây Sồi cao ngất có thể được ca ngợi khi trồng cạnh một cao ốc văn phòng, nhưng chắc chắn sẽ làm một ngôi nhà ở trông như lùn hơn bên cạnh nó. 

 

H ình 9

Một hồ bơi rộng 3 feet sẽ bị biến mất trong một thảm cỏ lớn nhưng nó sẽ vừa vặn đẹp trong một không gian riêng tư. Và đương nhiên, một vòi phun nước khổng lồ sẽ chế ngự một khu vườn nhà nhưng sẽ làm tăng giá trị của một quảng trường thành phố.

Trong thiết kế cảnh quan, tính cân xứng thường liên quan tới con người và những hoạt động của họ. Mối quan hệ giữa kích thước mong muốn trong các thành phần thiết kế là một nguyên tắc thông thường trong một quá trình có hệ thống và nên được nhà thiết kế xem xét. 

 

Đồi cảnh này cao 4m rộng 23m, cổng chào KCN Amata, có kích thước cân xứng với cổng KCN rộng lớn

Đối diện của đồi cảnh này là hàng cột cờ cao

Tính nhịp nhàng (Rhythm)

Tính nhịp nhàng đạt được khi những yếu tố thiết kế tạo nên cảm giác chuyển động dẫn dắt thị giác của người quan sát dù hoặc chỉ phía xa của khu vực thiết kế. Những công cụ như màu, đường nét hoặc hình dạng có thể được lặp lại để đạt được sự nhịp nhàng trong thiết kế cảnh quan. Tính nhịp nhàng giảm thiểu bớt sự hỗn độn của thiết kế.

 

 

 

 

 

Tính hội tụ (Focalization)

Tính hội tụ bao hàm sự dẫn dắt thị giác hướng đến điểm nhấn bằng cách đặt điểm nhấn này ở điểm triệt tiêu giữa những đường vòng hoặc những đường tiệm cận.  Những đường vòng thẳng tạo một sự tụ vào tiêu điểm mạnh hơn đường cong . Những đường thẳng hướng đến tiêu điểm dễ đập vào mắt người xem.  Sự chuyển tiếp của cây trồng hay những vật thể dọc theo những đường này có thể làm tính hội tụ mạnh hoặc yếu hơn. Những đường cong theo cùng phương tạo ra sự hội tụ gián tiếp. Tính hội tụ có thể được điều chỉnh bởi cây trồng dọc theo những đường, để tạo sự hội tụ đối xứng hoặc sự hội tụ bất đối xứng. Sự hội tụ bất đối xứng là gián tiếp trong khi sự hội tụ đối xứng thì trực tiếp hơn và tạo ra hiệu ứng hội tụ mạnh hơn.

H ình 10

Vì tính hội tụ có thể được sử dụng để hướng sự chú ý vào tiêu điểm nên tính hội tụ cũng được ứng dụng trong việc đi lại trực tiếp trong cảnh quan nhà riêng. Sự hướng tầm nhìn có thể lôi cuốn thị giác một cách khéo léo vào những trọng điểm thương mại, các giá trị thẩm mỹ hoặc văn hóa.

Những lớp cây kiểng tầng thấp hội tụ vào cây Cọ lớn là cây chủ đạo

 

 

Hàng tượng Phật hội tụ và hướng du khách chú ý vào ngôi đền là điểm nhấn

 

 

 

 

 

Tính tái diễn (Repetition)

Tính tái diễn biểu thị ở sự sử dụng lặp lại các đặc tính như cây trồng với những hình dạng, đường nét, màu sắc giống hệt nhau. Sự lặp lại quá nhiều sẽ gây cảm giác đơn điệu nhưng khi sử dụng một cách hiệu quả sẽ tăng tính nhịp nhàng, tính hội tụ hoặc nhấn mạnh. Tính tái diễn làm cho tính đồng nhất có thể đạt được mỹ mãn hơn.

 

 

Tính đơn giản (Simplycity)

Tính đơn giản có liên quan mật thiết với tính tái diễn và có thể đạt được bằng sự loại trừ những chi tiết không cần thiết. Quá nhiều sự biến đổi hoặc quá nhiều chi tiết sẽ tạo nên cảm giác hỗn loạn. Tính đơn giản trong thiết kế cảnh quan là làm sao đạt được sự đơn giản mà vẫn đảm bảo công năng và tránh những tốn kém không cần thiết trong thực hiện và bảo dưỡng.

Bài liên quan: